Gọi để tư vấn

Ngày khởi hành

Theo yêu cầu

Thời gian

1 ngày

Lịch trình

Hà Nội - Côn Sơn – Kiếp Bạc

Vận chuyển

xe 16 chỗ

720,000 đồng

Đặt Tour ngay

    Liên hệ càng sớm - Giá càng rẻ

    Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn sau ít phút !


    Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn – Kiếp Bạc

    Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương – một khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là một danh thắng nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của đông đảo du khách gần xa.

    Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

    1. Khu vực chùa Côn Sơn

    Chùa Côn Sơn: tên Nôm là chùa Hun, tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự, Côn Sơn tự, được xây dựng từ thế kỷ XIV, đã qua nhiều lần trùng tu. Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

    Tả, hữu hậu hành lang: hai dãy tả, hữu hậu hành lang dài 75,13m, rộng 3,86m, mỗi bên gồm 29 gian.

    Thanh Hư động: nằm ở phía Tây Bắc núi Côn Sơn. Đây là một thung lũng, được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối Côn Sơn…

    Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền có 15 hạng mục công trình. Đền chính rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.

    Đền thờ Trần Nguyên Đán: Đền được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm bái đường và hậu cung. Kiến trúc bái đường gồm 2 tầng, 8 mái. Hậu cung là nơi đặt tượng Trần Nguyên Đán, được đúc bằng đồng. Cạnh đền thờ là dấu tích nền nhà cũ của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, hiện được bảo tồn nguyên trạng.

    Núi Ngũ Nhạc: là dãy núi xoải dài từ Bắc xuống Nam, với chiều dài hơn 4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất khoảng 238m, nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn. Các ngôi đền/miếu ở đây đều được xây dựng lộ thiên, bằng các khối đá xanh…

    Bàn cờ tiên: đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm, đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.

    Đăng Minh bảo tháp: giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc, là Đăng Minh bảo tháp – tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), tháp mộ của ông được dựng ở vị trí này. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.

    Hồ Côn Sơncó diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn mét khối nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh.

    Suối Côn Sơn: Bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh, thác kế tiếp nhau, rồi đổ vào hồ Côn Sơn.

    CHƯƠNG TRÌNH TOUR 1 NGÀY

    Chương trình Thời gian Giá trọn gói 10-16 khách

    ( vnd/khách)

    Giá trọn gói 16-28 khách

    ( vnd/khách)

    Giá trọn gói 28 khách trở lên

    ( vnd/khách)

    Côn Sơn – Kiếp Bạc 1 ngày 720.000 620.000 499.000